Bệnh đục thủy tinh thể có thể gây mờ mắt, giảm tầm nhìn, và trong trường hợp nặng hơn, có thể làm mất khả năng nhìn rõ một cách nghiêm trọng. Việc chăm sóc mắt và phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh và điều trị sớm các vấn đề liên quan đến thủy tinh thể là rất cần thiết
Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Bệnh đục thủy tinh thể (cườm khô, cườm đá) là một vấn đề y tế liên quan đến sức khỏe mắt, ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ của người mắc phải. Thủy tinh thể là một chất trong mắt có vai trò quan trọng trong việc lọc và lấy nét ánh sáng, giúp hình ảnh truyền tải đến võng mạc và não.
Hình ảnh minh họa mắt khi bị đục thủy tinh thể
Tình trạng thủy tinh thể chịu tác động của các chất có hại trong cơ thể và môi trường bên ngoài gây biến đổi tỉ lệ và cấu trúc các phân tử protein khiến thủy tinh thể bị mờ đục, làm cản trở ánh sáng đến võng mạc, gây giảm thị lực điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể?
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đục thủy tinh thể thường liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, khiến cho thủy tinh thể mất đi tính linh hoạt và trong suốt.
Các yếu tố khác như tiền sử gia đình, tiểu đường, chấn thương mắt, hút thuốc lá, và tác động của ánh sáng mặt trời cũng có thể đóng góp vào sự phát triển của bệnh. Ngoài ra, có một số trường hợp đục thủy tinh thể có thể là di truyền.
Dấu hiệu nhận biết đục thủy tinh thể qua từng giai đoạn
Bệnh đục thủy tinh thể thường phát triển qua từng giai đoạn và có những dấu hiệu nhận biết cụ thể. Dưới đây là mô tả về các giai đoạn của bệnh và những dấu hiệu thường gặp:
Giai đoạn sớm:
Mất đàn hồi – Thị lực mờ
Dấu hiệu sớm nhất thường liên quan đến mất đàn hồi của thủy tinh thể.
Khả năng thích ứng của thủy tinh thể với ánh sáng giảm, làm ảnh hưởng đến khả năng lấy nét và tập trung hình ảnh.
Thị lực yếu dần đi hoặc cảm giác có sương mù trước mắt là một triệu chứng ban đầu phổ biến mà bạn cần lưu tâm.
Khó khăn khi lái xe vào ban đêm
Đục thủy tinh thể cũng khiến mắt người bệnh khó cân bằng giữa bóng tối và ánh sáng. Tình trạng này khiến người bị bệnh rất khó khăn khi lái xe vào ban đêm. Nếu đèn xe và đèn đường khiến bạn đau đầu nhức mắt thì bạn nên đi thăm khám.
Mắt mờ như có màng che
Mắt người đục thủy tinh thể thường nhạy cảm với ánh sáng hơn
Thị lực giảm nhiều, đặc biệt là mắt mờ như có màng che làm cho hình ảnh bị nhạt màu, màu không chuẩn, bị mờ nhòe là dấu hiệu điển hình của đục thủy tinh thể. Mắt có thể trở nên mờ mịt hoặc giảm sự trong suốt. Ánh sáng không đi vào mắt một cách tốt, làm suy giảm chất lượng tầm nhìn.
Giai đoạn Trung Bình:
Tăng cường đục dày
Thủy tinh thể có thể trở nên đục dày hơn, làm tăng lớp mờ mịt trong mắt. Tầm nhìn trở nên mờ và giảm sáng.
Điểm đục và đốm đen:
Xuất hiện các điểm đục, đốm đen trong tầm nhìn. Đối với nhiều người, những điểm này thường xuất hiện khi nhìn vào ánh sáng mạnh hoặc nền trắng.
Giai đoạn Nặng
Mất khả năng nhìn rõ
Tầm nhìn trở nên nhanh chóng giảm sút và mất khả năng nhìn rõ. Có thể xuất hiện những đốm mờ lớn che phủ tầm nhìn. Chưa kể còn gây khó khăn trong việc đọc và nhìn chi tiết
Thay đổi đối với màu sắc
Màu sắc có thể trở nên méo mó hoặc biến đổi so với nhìn bình thường. Màu trắng có thể trở nên vàng hoặc khá mờ. Ví dụ, một màu trắng sẽ trông giống màu vàng hơn nhiều so với thực tế.
Nhìn thấy chấm đen trước mắt
Bên cạnh dấu hiệu nhìn xa kém do thị lực giảm, những chấm đen có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau lơ lửng trong tầm nhìn cũng là biểu hiện rõ rệt của đục thủy tinh thể. Nếu những đốm đen này chỉ di chuyển khi bạn liếc mắt, có thể mắt của bạn đã ở giai đoạn muộn.
Nhạy cảm hơn với ánh sáng
Một số mức độ ánh sáng nhất định sẽ làm ảnh hưởng đến mắt khi bị đục thủy tinh thể. Ánh sáng mặt trời là kẻ thù lớn nhất đối với những người bị đục thủy tinh thể.
Song thị (Nhìn đôi)
Tình trạng song thị sẽ xảy ra khi mắt bị đục thủy tinh thể không đồng nhất (bị đục 1 bên) làm ánh sáng qua mắt bị đục không hội tụ tại vùng hoàng điểm trong khi mắt bên kia nhìn bình thường gây ra nhìn đôi.
Phaco – Phương pháp “vàng” cho người bệnh đục thủy tinh thể
Phẫu thuật Phacoemulsification, thường gọi là phẫu thuật Phaco, là một trong những phương pháp phổ biến để điều trị bệnh đục thủy tinh thể hiệu quả và an toàn.Đối với nhiều người, nó mang lại cải thiện lớn về chất lượng cuộc sống và khả năng nhìn rõ.
Phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo trong điều trị bệnh đục thủy tinh thể
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ tạo một cắt nhỏ ở góc ngoài của giác mạc, sau đó sử dụng một thiết bị phacoemulsifier để phá hủy và hút bỏ thủy tinh thể đục. Điều này thường được thực hiện thông qua sóng siêu âm, giúp phân tách thủy tinh thể thành các mảnh nhỏ dễ hút. Sau khi loại bỏ thủy tinh thể, bác sĩ đặt một thấu kính nhân tạo để thay thế chức năng của thủy tinh thể tự nhiên.
Phẫu thuật Phaco thường ít đau đớn và có thời gian phục hồi ngắn, cho phép bệnh nhân trở lại hoạt động hàng ngày một cách nhanh chóng. Một lợi ích lớn của phương pháp này là khả năng cải thiện tầm nhìn ngay sau phẫu thuật, mang lại sự thoải mái và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân.
Hiện nay phẫu thuật Phaco có thể trả lại đôi mắt tinh tường cho người bị đục thủy tinh thể với những ưu thế vượt trội. Hàng ngàn bệnh nhân đã đẩy lùi đục thủy tinh thể tại Bệnh Viện mắt Quốc Tế VINEYE với đội ngũ chuyên gia hàng đầu Châu Âu và trang thiết bị hiện đại. Để được tư vấn nhanh nhất về thăm khám chuyên sâu và điều trị các bệnh nhãn khoa, vui lòng liên hệ ngay hotline: 0969.8888.01 – 0969.8888.02